fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Lựa chọn máy ảnh chụp food

Chụp food mua máy gì?” luôn là câu hỏi được anh chị em học viên hỏi nhiều nhất, đặc biệt là với những bạn mới tiếp xúc với Food Photography.  Trong thị trường hiện nay, có vô số các chủng loại máy ảnh đến từ các hãng sản xuất khác nhau, và tất nhiên nó cũng mang cho người sử dụng nhiều lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên đôi khi nhiều quá lại khó chọn. Vậy trong bài viết này, Chimkudo Academy sẽ giới thiệu với các bạn một số máy ảnh mà nhà Chim đã dùng qua và cảm thấy khá phù hợp cho các bạn mới bắt đầu để vừa tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ảnh đẹp. Bài viết sẽ liên tục được cập nhật để phản ánh tốt nhất sự thay đổi của các lựa chọn.

 – Cập nhật lần cuối vào 24/10/2019 –

Để phù hợp cho các túi tiền, Chimkudo chia thành 03 phân khúc: Mới chụp, Bán chuyênChuyên Nghiệp tương ứng với các mức giá từ thấp, trung tới cao. Nhưng trước khi đến với câu trả lời cho “chụp food mua máy gì”, bạn hãy tự trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Điều gì bạn mong muốn nhất ở một cái máy chụp food: Đó có thể là gọn nhẹ, màn hình lật LCD, thời trang hay dễ sử dụng, pin lâu(hay đi chụp bên ngoài)….
  • Nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy ảnh nào đó, điều gì làm bạn không hài lòng, muốn nâng cấp. Điều gì bạn mong muốn có ở chiếc máy mới ?
  • Ngoài chụp food ra, bạn có chụp thể loại gì khác nữa không ví dụ như du lịch, streetlife, phong cảnh hay sản phẩm chẳng hạn?

CHO NGƯỜI MỚI CHỤP – KHOẢNG 12.000.000 VNĐ

Lựa chọn tầm thấp bao gồm chủ yếu các máy ảnh crop tức là các máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn so với các máy ảnh full frame tầm trung. Tuy nhiên do phục vụ nhu cầu của số đông nên tính năng của hệ máy này cũng rất phong phú.

CANON 800D

Là lựa chọn khá hoàn hảo cho người có ngân sách éo hẹp muốn bắt đầu với Food Photography. Với màn hình LCD lật cùng cảm biến 24 mega pixel, chưa kể tới các tính năng hỗ trợ khá phong phú. Combo cùng với lens macro cũng chỉ rơi vào quanh 20tr là lựa chọn tốt trong tầm giá

Ưu điểm – Giá mua mới tầm 12.000.000 VNĐ

– Cảm biến 24mega pixel

– 45 điểm lấy nét

– Màn hình LCD lật

– Bluetooth, Wifi, NFC

– Trọng lượng nhẹ 540g

Nhược điểm – Video chỉ hỗ trợ full HD 1920×1080 @ 60fps

– Không hỗ trợ slow-motion.

– Tốc độ chụp liên tiếp chỉ 6 ảnh/s

– Không có cổng HDMI cho xuất hình trực tiếp khi quay video

– Không chịu thời tiết

 

NIKON D5600

D5600 là lựa chọn hàng đầu từ Nikon trong tầm giá 11-12.000.000 VNĐ. Kế thừa những ưu điểm nổi trội từ Nikon như dynamic range rộng, màu sắc rực rỡ…đi kèm với màn hình xoay lật sẽ giúp chụp food tiện nghi hơn, đặc biệt với các shot chụp topdown. Tuy nhiên cũng giống như Canon 800D, video cũng không phải là thế mạnh của 5600 khi nó chỉ có thể quay full HD chứ ko hỗ trợ 4k hay các tính năng như slow motion….

Ưu điểm – Giá mua mới tầm 11.000.000 VNĐ

– Cảm biến 24mega pixel

– 39 điểm lấy nét

– Màn hình LCD lật

– Bluetooth, Wifi, NFC

– Trọng lượng nhẹ 450g

Nhược điểm – Video chỉ hỗ trợ full HD 1920×1080

– Tốc độ chụp liên tiếp chỉ 6 ảnh/s

– Hỗ trợ video nghèo nàn

– Không chịu thời tiết

 

SONY A6000

A6000 có thể coi là một niềm tự hào của Sony vào lúc nó được giới thiệu. Nói một cách công tâm, A6000 là một lựa chọn xuất sắc bởi trọng lượng nhẹ, detail lên tốt, ISO cao ít noise, lấy nét nhanh….tuy nhiên cũng không thể không kể tới một vài hạt sạn kha khá làm nó ít hấp dẫn với một số đối tượng.

Ưu điểm – Giá mua mới tầm 11.000.000 VNĐ

– Cảm biến 24mega pixel, ISO cao ít noise

– 179 điểm lấy nét

– Màn hình LCD lật, Wifi, NFC

– Chụp liên tiếp 11 hình/s

– Trọng lượng nhẹ 344g

Nhược điểm – Pin sạc đầy chỉ chụp được tầm 300 ảnh

– Ống kính đắt tiền

– Không có cổng vào cho gắn mic thu âm

– Quay video chỉ full HD

– Ống ngắm độ phân giải thấp, nhìn hơi vỡ vỡ.

 


LỰA CHỌN TẦM TRUNG BÁN CHUYÊN – KHOẢNG 20.000.000 VNĐ

Ở phân khúc này, chúng ta sẽ tiếp cận với các máy ảnh có cảm biến lớn full frame. Khi cảm biến lớn hơn sẽ cho nhiều chi tiết hơn, kiểm soát sáng tối dễ hơn… Tuy nhiên cũng cần có kiến thức cơ bản về Lightroom hay Photoshop thì mới phát huy hết được ưu điểm của nó. Phân khúc này cũng chứng kiến sự cạnh tranh giữa các mẫu full frame 4-5 năm tuổi và các mẫu crop 1-2 năm tuổi, ở hiện tại, chúng có giá tương đương nhau.

NIKON D7500

D7500 tuy là một mẫu máy ảnh crop nhưng do khoảng cách công nghệ 04 năm đã đẩy chất lượng hình ảnh của nó lên tương đối. Điểm cộng của nó, đặc biệt với dân chụp Food nằm ở các tính năng màn hình xoay lật, hỗ trợ chụp nhanh, video 4k….khiến nó phần nào trở thành lựa chọn tốt hơn so với các mẫu full frame 04 năm tuổi.

Ưu điểm – Giá mua mới tầm 18.000.000 VNĐ

– Cảm biến 24mega pixel

– 54 điểm lấy nét

– Màn xoay LCD, Wifi, NFC

– Quay video 4k

– Có khả năng chịu thời tiết

Nhược điểm – Màn hình LCD ko lật được 180 độ

– Trọng lượng hơi nặng 750g

 

CANON 6D

Canon 6D trong 3-4 năm vừa qua đã trở thành lựa chọn máy làm nghề cho rất nhiều team cỡ nhỏ trên thị trường. Điều đó cũng đủ chứng tỏ sức hấp dẫn của nó với người muốn trải nghiệm những tính năng semi-pro.

Ưu điểm – Giá mua mới tầm 18.000.000 VNĐ

– Cảm biến 20mega pixel

– Lấy nét tốt khi ánh sáng yếu

– Ít noise ở ISO cao

– Điều khiển máy ảnh qua wifi

Nhược điểm – Chỉ có 11 điểm lấy nét

– Không có màn hình xoay lật

– Chỉ có 1 khe cắm thẻ nhớ SD

 

SONY A7 MARK II

Với tầm tiền 18-20tr, A7 MII là lựa chọn không thể tốt hơn, nếu có thể bỏ qua nhược điểm “giá cả ống kính đắt đỏ”. Cùng với rất nhiều tính năng lần đầu được giới thiệu, A7 M II thực sự là “ngôi sao” ở phân khúc 20tr.

Ưu điểm – Giá mua mới tầm 20.000.000 VNĐ

– Cảm biến 24mega pixel

– Bộ ổn định hình ảnh 5 trục trong body

– Ít noise ở ISO cao

– Dynamic range rộng, chi tiết tốt

– Quay film 4k

– Trọng lượng nhẹ 465g.

Nhược điểm – Pin chỉ chụp được khoảng 300 ảnh.

– Ít lựa chọn ống kính, ống kính đắt đỏ

 


LỰA CHỌN CAO CẤP CHUYÊN NGHIỆP –  TRÊN 30.000.000 VNĐ

Với phân khúc này, giá cả dường như không là điều quá bận tâm mà hầu hết sẽ chú ý tới những thứ tốt nhất cho bản thân. Ở tầm giá này, độ tốt của các mẫu máy không chênh lệch nhau quá nhiều. Mỗi người sẽ chọn được cho mình theo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên nếu xét trên góc độ chụp Food thì các yếu tố như màn hình xoay lật, chụp qua wifi, dynamic range rộng, hỗ trợ quay video clip 4k, 8k…..vẫn là các yếu tố quan trọng

NIKON D850

Nikon D850 đạt 100 điểm DxO Mark(tổ chức đánh giá máy ảnh uy tín thế giới) – Đứng đầu trong các máy ảnh DSLR mà DxO mark đã từng đánh giá đủ cho thấy độ “xịn” của nó ở tầm nào. Và tất nhiên, mức giá bạn chi ra cũng cần “xịn” không kém. Tuy nhiên nếu muốn những thứ tốt nhất nằm trong 1 chiếc máy ảnh hiện giờ thì D850 là lựa chọn duy nhất cho phân khúc DLSR cao cấp.

Ưu điểm – Giá mua mới tầm 60.000.000 VNĐ

– Cảm biến 46 mega pixel

– Quay video 4K với full phân giải

– ISO 64 native

– Dynamic range cực rộng, chi tiết xuất sắc, color depth 26.4.

– 154 điểm lấy nét

– Chụp 1800 ảnh/lần sạc pin

Nhược điểm – Trọng lượng nặng tầm 1kg.

– Giá cả đắt đỏ

– Wi-Fi và Bluetooth thi thoảng rớt(sẽ cải thiện khi update firmware)

 

CANON 5D Mark IV

Là lựa chọn đầu bảng cho Canon fan tại thời điểm này, 5D IV sở hữu hệ thống AF nhanh và chính xác, ngoài ra GPS hay dual pixel cũng là những thứ đáng quan tâm.

Ưu điểm – Giá mua mới tầm 50.000.000 VNĐ

– Cảm biến 30 mega pixel

– Quay video 4K với full phân giải

– AF tốt, live view tốt

– 61 điểm lấy nét

– Ít noise ở ISO cao

Nhược điểm – Trọng lượng nặng tầm 0.9kg.

– Giá cả đắt đỏ

– Dynamic range mức ok 13.6 EV

– Ít lựa chọn khi shoot video 4k

 

SONY A7R III

Đứng ngang tầm với D850 trên thang đo DxO mark cho thấy A7R III không hề kém cạnh và cũng là viên kim cương của dòng DSLR cao cấp hiện tại. Thừa hưởng tất cả các ưu điểm từ các thế hệ trước cùng các nâng cấp sáng giá, mặc dù đã có sự xuất hiện của A7R IV nhưng bản III vẫn là pop-star hiện tại.

Ưu điểm – Giá mua mới tầm 60.000.000 VNĐ

– Cảm biến 43 mega pixel

– AF siêu nhanh, chính xác

– 399 điểm lấy nét.

– Dynamic range cực rộng, chi tiết xuất sắc, color depth 26.4.

– PIn chụp khoảng 700 ảnh/lần sạc(mức ấn tượng với mirroless nói chung)

– Trọng lượng 650g

Nhược điểm – Pin nếu có thể cải thiện thì tốt hơn

– Màn hình LCD touching chưa thực sự tiện

– Chỉ có 1 khe thẻ nhớ hỗ trợ UHS-II.

 

 

Như vậy chúng ta đã đi qua 09 lựa chọn cho 03 phân khúc tương ứng với các túi tiền khác nhau của băn khoăn “Chụp food mua máy gì?”. Nếu bạn hỏi quan điểm của Chimkudo, nhà Chim sẽ chọn Canon 800D, Nikon D7500 và Nikon D850. Còn câu trả lời của bạn thì sẽ phụ thuộc vào yếu tố nào bạn ưu tiên hay thích hãng nào. Tuy nhiên tất cả các lựa chọn trên đều đã được studio cân nhắc rất kĩ lưỡng và hy vọng sẽ là kim chỉ nam cho các bạn bắt đầu với Food Photography.

—–
Bản quyền bài viết thuộc về @Chimkudo Academy – Lighten your values
@Không được thích dẫn một phần hay toàn bộ nội dung mà chưa được sự đồng ý của Chimkudo Academy.
@All images are collected from the Internet

Bài viết Lựa chọn máy ảnh chụp food đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Tháng Mười Hai 31, 2019
Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.