fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Xây dựng workflow cho mỗi shot ảnh sản phẩm

Để có được kết quả tốt nhất cho mỗi lần chụp, chúng ta cần lên một kế hoạch chi tiết cho những gì mà chúng ta sẽ bắt đầu và thực hiện. Khi chúng ta xây dựng được một qui trình phù hợp, kết quả công việc sẽ có được chất lượng ổn định, đồng thời tiết kiệm được thời gian và công sức. Trong entry này, Chim trình bày một qui trình cho Nhiếp Ảnh Sản Phẩm với ví dụ về shot hình sau:

1

1. LÊN KẾ HOẠCH: Đây là quá trình chúng ta lên ý tưởng cho shot hình. Bắt đầu tìm hiểu về sản phẩm chúng ta sẽ chụp bao gồm đặc điểm của sản phẩm, ý đồ(mood, sense) chúng ta muốn thể hiện, các vật liệu, đồ vật phụ có thể dùng để làm cho shot hình thú vị hơn và bố cục cũng là một thành phần quan trọng. Với các sản phẩm như đồ ăn, chúng ta có thể nghiên cứu lịch sử hay nguồn gốc của món ăn để chọn được các thành phần trang trí được phù hợp và thống nhất. Trong các ảnh mình chụp, mình thường chia một bức ảnh sản phẩm thành 2 phần: Tiền cảnh(foreground)Hậu Cảnh(background), trong đó Tiền cảnh sẽ mang đối tượng chính. Trực quan nhất, chúng ta có thể vẽ ra giấy để có được hình dung cụ thể và rõ ràng.

a- Tiền cảnh(foreground): Với tấm hình trên, mình chụp cho ngày Valentine, như vậy tấm hình phải đạt được mục tiêu là thể hiện được sự ấm ápnhẹ nhàng(cái này tùy gout của mỗi người). Mình ra ngoài siêu thị để tỉm đồ cho shot hình và tìm được bịch kẹo trái tim. Như vậy, đối tượng chính của bức hình là kẹo trái tim, nghĩa là nó phải được nổi bật trong khuôn hình. Dựa vào ý tưởng đó, mình chọn đĩa và đồ vật trang trí với tone màu tối để tôn lên đối tượng chính. Để thêm phần ấm áp, lựa chọn một tách cafe bốc khói với nến đun ở dưới cũng ko phải là ý tưởng tồi. Như vật tới đây là xong cho phần setup tiền cảnh.

b- Hậu cảnh(background): Hầu hết các bức Ảnh sản phẩm đều được sắp đặt với hậu cảnh có quầng sáng tỏa ra từ đằng sau hoặc thuần 1 màu. Tuy nhiên để làm cho bức ảnh trở nên thú vị hơn, chúng ta có thể nghiên cứu làm sao để hậu cảnh có thể tôn lên được sản phẩm và thêm vào giá trị cho bức ảnh thì tốt nhất. Ở shot hình này, mình chọn cách tạo các bokeh ở đằng sau nhằm tăng tính lung linh cho nó. Tuy nhiên mình ko chọn bokeh hình trái tim vì bokeh này sẽ gây xao nhãng khi nhìn vào bức ảnh, hậu cảnh theo mình chỉ nên làm thành phần phụ cho đối tượng chính mà thôi.

Đây là phác thảo của tấm hình Valentine

Nhiếp ảnh sản phẩm Chimkudo
Nhiếp ảnh sản phẩm -Figure 0

2- BỐ TRÍ ÁNH SÁNG & CHỤP: Đây là khâu quan trọng không những chỉ trong Nhiếp Ảnh Sản Phẩm, mà còn trong nhiếp ảnh nói chung. Mục tiêu của việc bố trí ánh sáng là làm sao để Thể hiện được toàn bộ đặc điểm của sản phẩm, sản phẩm có hình khối, tách bạch khỏi hậu cảnh. Với các tiêu chí như thế này, chúng ta sẽ bắt đầu với các setup ánh sáng đơn giản nhất mà ai cũng có thể nghĩ ra, ở đây mình dùng background màu đen.

Nhiếp ảnh sản phẩm chimkudo
Nhiếp ảnh sản phẩm – Figure 1

Với mỗi setup ánh sáng, chúng ta cần xem xét lại với kết quả xem liệu rằng đã đạt được các tiêu chí cần thiết của nhiếp ảnh sản phẩm hay chưa. Nếu chưa đạt được hiệu quả mong muốn thì chúng ta bố trí lại, rồi lại chụp…cứ như vậy. Kết quả của setup ánh sáng ở Fig 1 như sau:

Nhiếp ảnh sản phẩm chimkudo
Nhiếp ảnh sản phẩm – Figure 2

Ở shot hình này, chúng ta thấy rằng tuy đối tượng chính đã được nổi bật nhưng tách cafe và đĩa đựng kẹo  bên cạnh thì chưa được đẹp và phân định rõ ràng với background. Với các vật đen trên nền đen, chúng ta phải tạo các ánh sáng ven, dùng để tạo ra shape cho đối tượng nổi lên trên nền đen. Cách bố trí dùng backlight sẽ giúp chúng ta đạt được điều này như mình minh họa Fig 3.

Nhiếp ảnh sản phẩm chimkudo
Nhiếp ảnh sản phẩm – Figure 3
Nhiếp ảnh sản phẩm chimkudo
Nhiếp ảnh sản phẩm – Figure 4

Với shot này, giải quyết được vấn đề tách bạch đối tượng khỏi background thì mặt trước lại under exposure. Như vậy chúng ta cần thêm 1 nguồn sáng nữa ở đằng trước. Chúng ta bố trí ánh sáng tiếp tục như ở Fig 5 hoặc có thể dùng thêm 2 reflector để hắt lại as từ nguồn sáng backlight như Fig 6.

Nhiếp ảnh sản phẩm Chimkudo
Nhiếp ảnh sản phẩm – Figure 5
Nhiếp ảnh sản phẩm Chimkudo
Nhiếp ảnh sản phẩm – Figure 6

Kết quả của setup này như sau:

Nhiếp ảnh sản phẩm Chimkudo
Nhiếp ảnh sản phẩm – Figure 7

Có vẻ như ổn rồi, tuy nhiên nếu để ý kĩ thì chúng ta sẽ thấy rằng chỗ tay cầm của cốc cafe vẫn còn bị tối 1 phần. Như vậy để khắc phục cái này, chúng ta sẽ dùng thêm 1 reflector đặt ở phía trên sản phẩm để hắt 1 phần ánh sáng trở lại quai cốc. Kết quả của thay đổi này như sau:

Nhiếp ảnh sản phẩm Chimkudo
Nhiếp ảnh sản phẩm – Figure 8

Tới đây bức ảnh đã khá hoàn thiện, đạt được các tiêu chí đã đề ra.

3- HẬU KÌ: Đây sẽ là bước hoàn thiện cuối cùng cho những tấm hình chụp sản phẩm. Ở bước này, chúng ta thường sử dụng PS để xóa đi các chi tiết chưa được hoàn thiện của sản phẩm, giúp sản phẩm trở nên bóng bẩy và chi tiết cao.

Nhiếp ảnh sản phẩm Chimkudo
Nhiếp ảnh sản phẩm – Figure 9

Trên đây là các bước để chúng ta có thể dùng trong 1 dự án Nhiếp Ảnh Sản Phẩm, bằng việc không ngừng cải tiến ánh sáng qua từng shot, chúng ta cuối cùng sẽ có được những khung hình đẹp. Chúc mọi người thành công !

 

– Bản quyền thuộc về Chimkudo – Chụp ảnh sản phẩm –

@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết

0 responses on "Xây dựng workflow cho mỗi shot ảnh sản phẩm"

Leave a Message

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2014-2024 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.
G-9PLYN8GE4Z