fbpx
  • No products in the cart.

  • LOGIN

Light Contrast – Shadow & Highlight

Hôm nay sẽ bàn về một chủ đề vô cùng quan trọng và căn bản mà bất cứ ai chụp ảnh đều phải quan tâm, đấy là độ tương phản(Contrast) của ánh sáng. Đây cũng là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của ánh sáng(bên cạnh còn có Brightness & Color). Hiểu về contrast đặc biệt sẽ giúp chúng ta tạo ra và kiểm soát shadow rất tốt theo ý muốn.

Trước tiên quay trở lại với căn bản. Tại so chúng ta nhìn một đối tượng thấy tối ? Đơn giản là vì không có ánh sáng phản xạ từ nó tới mắt của ta(tạm bỏ qua tính gấp thụ as), nôm na nữa là Không được chiếu sáng. Ok nhé !

Vậy thì vùng Shadow trong một bức ảnh cũng như vậy, nó là vùng nhận được ít ánh sáng chiếu tới nên nó bị tối. Ok nhá !

Untitled-1-Recovered

Ở hình trên minh họa 2 loại Shadow, sự khách biệt là ở cái viền của Shadow.

– Ở hình trên thì viền rất dễ nhận ra —> shadow kiểu này tương ứng với Hard. Loại ánh sáng tạo ra shadow này gọi là Hard light.

– Tương tự, hình ở dưới thì rất khó để phân biệt ranh giới giữa phần Shadow và bình thường, shadow kiểu này là Soft. Ánh sáng tạo ra shadow kiểu này gọi là Soft Light.

soft-hard

Ok, giờ xong Soft với Hard rồi, nếch.

Trong Photography, hard shadow thường được dùng để tạo cảm giác mạnh mẽ, khỏe khoắn và bí ẩn. Ngược lại, soft shadow khi được dùng sẽ mang lại cảm giác yên bình, tĩnh lặng, mềm mại. Vì vậy với từng shot ảnh với các mục tiêu khác nhau để chúng ta quyết định sẽ sử dụng Hard hay Soft shadow.

Ví dụ điển hình như khi chụp portrait, với nam giới, thường chúng ta hay sử dụng ánh sáng hơi hard light 1 chút để nhấn mạnh sự khỏe khoắn.

chimkudo portrait

Khi chụp nữ giới hay trẻ con, thường chúng ta dùng loại soft để tạo sự nhẹ nhàng

chimkudo baby

Đấy là chung chung thế chứ chả ai bảo là cứ phải thế :)) Chụp nữ dùng hard light 1 chút cũng tạo cá tính, chụp nam giới soft 1 chút nhìn thím hơn :v

Tạm tạm phần hard soft, giờ tới mục Làm sao để tạo ra Hard và Soft

Nguyên tắc nói chung thì có nhưng mà để nhớ thì chả để làm gì, chúng ta chụp ảnh thì phải hiểu để còn tùy chỉnh theo ý của chúng ta. Đọc ở trên xong mới là tiền đề cho mục này.

Độ soft của ánh sáng liên quan tới:

–  Kích thước của nguồn sáng so với đối tượng.

– Khoảng cách từ đối tượng tới nguồn sáng(mục này thực chất là mở rộng của mục trên, ko cần nhớ làm gì).

NGUỒN SÁNG CÀNG LỚN(SO VỚI ĐỐI TƯỢNG) THÌ ÁNH SÁNG CÀNG SOFT.

Như vậy thì nếu muốn tạo ra ánh sáng soft thì làm sao tạo ra nguồn sáng càng to càng tốt. OK :D.

Một số VD:

– Hôm trời không có mây, mặt trời tuy to nhưng nó ở xa quá, đâm ra lại thành nhỏ, mà nguồn sáng nhỏ thì các tia sáng gần như đi song song với nhau, chiếu vào đối tượng gây hard shadow.

chimkudo-hard-light

 

–  Hôm trời nhiều mây, ánh sáng từ mặt trời tới đập vào mây, phản xạ(tán xạ) tóe loe theo các hướng rồi mới tới đối tượng. Lúc này cả đám mây trở thành 1 nguồn sáng, so với đối tượng thì nó to hơn nhiều là mặt trời vì ở rất gần đối tượng. Do ánh sáng bị tán đều ra, tới đối tượng theo vô vàn hướng và góc khác nhau nên sẽ làm phần bóng đổ của đối tượng soft hơn nhiều.

chimkudo-soft-light

 

Tương tự tư duy với softbox trong studio, nếu giữ nguyên khoảng cách từ nguồn sáng tới đối tượng, softbox được dùng để tán đều ánh sáng từ đèn studio ra thành 1 nguồn sáng lớn —–> soft shadow hơn.

LunaBD600

Từ một nguồn sáng đèn nhỏ (1) , giờ với softbox ta đã có 1 nguồn sáng to hơn rất nhiều (2) , và hiển nhiên ánh sáng sẽ soft hơn.

Untitled-13

 

– Chụp ảnh trong nhà, tại sao nên hướng flash đánh lên trần vì flash đánh lên trần(trắng) thì ánh sáng được tán đều ra và dội ngược lại —> trần nhà trở thành nguồn sáng to hơn nhiều cái đèn flash —> ánh sáng soft hơn.

Nói thế không phải là cứ dùng softbox thì có soft shadow, nếu dùng softbox nhưng mang nó ra xa thì vô tình là lại trở thành nguồn sáng nhỏ so với đối tượng —> lại hard shadow thôi. Đơn giản :))

Trên thị trường giờ có nhiều loại softbox, quan trọng là cái mặt Reflector bên trong nó làm bằng gì. Nếu là vải trắng bình thường thì tán sáng không hiệu quả bằng loại có bề mặt hơi gồ ghề chút vì as khi gặp bề mặt gồ ghề thì tán ra theo nhiều hướng hơn.

Đấy, cụ tỉ ló nà dư thế :)) Light modifier thì rất nhiều mà softbox chỉ là 1 và cho ra các loại ánh sáng soft ở mức độ khác nhau nhưng mà túm lại cũng chỉ là như thế.

 

– Bản quyền thuộc về Chimkudo – Chụp ảnh sản phẩm –

@Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết

1 responses on "Light Contrast - Shadow & Highlight"

Leave a Message

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2014-2022 by © Học viện nhiếp ảnh thương mại Chimkudo Academy. All rights reserved.